Khi thi ngôi nhà nào, chúng ta cũng đều được nghe đến việc xây dựng bể phốt xử lý chất thải sinh hoạt, vậy bể phốt là gì mà lại quan trọng đến vậy?
Khi thi ngôi nhà nào, chúng ta cũng đều được nghe đến việc xây dựng bể phốt xử lý chất thải sinh hoạt, vậy bể phốt là gì mà lại quan trọng đến vậy? có những vấn đề nào liên quan đến hệ thống xử lý chất thải này? Tất cả sẽ được trả lời ngay bên dưới đây.
BỂ PHỐT LÀ GÌ?
Không những chỉ có tên là bể phốt mà hệ thống xử lý chất thải này còn có nhiều tên gọi khác nữa như: Bể tự hoại, hầm tự hoại, hầm cầu hay hầm tiêu phân… Và nếu như hệ thống này không những chỉ tiếp nhận lượng chất thải từ bồn cầu mà còn nhiều vị trí khác trong ngôi nhà nữa như lỗ thoát sàn, chậu rửa mặt, bồn rửa bát thì thường được gọi là hố ga.
Với những bể phốt thông thường chỉ được nối với bồn cầu, đa số tiếp nhận các chất thải là phân và nước tiểu sau mỗi lần chúng ta đi vệ sinh từ bồn cầu, trôi xuống bể phốt.
Vậy lượng phân và nước tiểu sau khi trôi xuống hệ thống xử lý chất thải này sẽ được xử lý như thế nào? Để có câu trả lời chúng ta tiếp tục tìm hiểu.
Cấu tạo của bể phốt và nguyên tắc hoạt động của hệ thống này
Về cấu tạo cơ bản của một bể phốt gồm có 3 ngăn: 1 ngăn chứa và 2 ngăn lắng (Ngăn chứa được thiết kế lớn nhất chiếm khoảng 1 nữa dung tích của bể, 2 ngăn lắng chỉ chiếm khoảng ¼ dung tích).
Một số bể phốt còn được thiết kế đơn giản hơn, chỉ có 2 ngăn (1 chứa và 1 lắng).
Cơ chế hoạt động của bể phốt là gì?
Ở mỗi ngăn có một lỗ thoát và được ngăn giữa bởi vách ngăn nằm giữa đáy và nắp khoang chứa. Khi phân cũng như các chất thải lỏng khác chảy vào ngăn thứ nhất tại đây chất rắn tự lắng xuống và xuất hiện lớp váng bọt nổi lên. Chất rắn bị lắng xuống sẽ bị phân hủy kị khí. Sau khi ngăn thứ nhất đầy (ngăn chứa) thì chất lỏng sẽ tràn lên ngăn thứ hai nằm bên trên (ngăn lắng), quá trình lắng đọng tiếp tục diễn ra và lượng nước thừa tràn ra sau khi đầy ngăn thứ hai sẽ được dẫn vào ngăn rút (hầm rút). Quá trình thấm nước tại hầm rút phụ thuộc vào lỗ hỗng của đất tại khu vực xây dựng. Cần tiến hành thí nghiệm thấm nước để đảm bảo sự thoát nước của đất tại khu vực dự định thi công.
Chất dơ bẩn còn lại trong nước ra hầm rút sẽ bị giữ lại và loại trừ trong đất nhờ vào quá trình bốc hơi, sự hấp thụ của rễ thực vật hoặc sự tiếp nhận của nước ngầm và nước mặt. Một hệ thống ống được lắp đặt trong các rãnh được phủ đầy bởi đá có nhiệm vụ tháo nước ra môi trường thông qua các lỗ tháo nước. Kích thước của hầm rút tỉ lệ thuận với lượng nước cần tháo ra và tỉ lệ nghịch với độ lỗ hổng của hầm rút. Toàn bộ hệ thống bể phốt có thể vận hành nhờ trọng lực, đối với những nơi phụ thuộc vào địa hình thì có thể sử dụng thêm máy bơm. Để thiết kế hệ thống bể phốt chắc chắn cần có thêm ống xiphon hoặc thiết bị khác cùng chức năng để tăng thể tích cũng như tốc độ dòng chảy đến hầm rút. Điều này giúp cho hệ thống ống tháo khô luôn trọng trạng thái đầy nước và kéo dài tuổi thọ của đường ống vì nó hạn chế được quá trình tắc nghẽn.
Bạn có biết rằng? Nếu hệ thống bể phốt được thiết kế tốt với bê tông, sợi thủy tinh hoặc nhựa thì chúng có thể có tuổi thọ lên đến 50 năm.
Liên hệ ngay với chúng tôi:
Số điện thoại: 0961 907 234
Công Ty Vệ Sinh Môi Trường 24/7
Địa Chỉ: 192 Lê Trọng Tấn – thanh Xuân- Hà Nội
Các chi nhánh:
Quận Thanh Xuân: 69A Hoàng Văn Thái
Quận Hoàng Mai: 885 Tam Trinh
Hoàn Kiếm: 405 Phúc Tân
Cầu Giấy: 345 Cầu Giấy
Ba Đình: 82 Kim Mã
Đống Đa: 1 Đào Duy Anh
Long Biên : 197 Thạch Bàn Long biên
Huyện Thanh Trì : 16 Phan Trọng Tuệ
Gia Lâm : 127 Ngô Xuân Quảng
Quận Hà Đông:102 Văn La